Nên nặn mụn hay không và cách nặn mụn đúng cách để tạm biệt mụn trứng cá hoàn toàn
Mụn trứng cá là một bệnh lí trên da. Thường gặp ở tuổi dậy thì, tuy nhiên các độ tuổi khác cũng vẫn có thể mắc. Mụn trứng cá do nhiều nguyên nhân xảy ra: thay đổi hoocmone, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, di truyền, do chế độ ăn uống…
Khi bị mụn nặng mọi người sẽ luôn có tâm lí là muốn nặn nên khi rảnh tay là mọi người lại sờ lên nốt mụn, điều này vô tình làm nốt mụn bị nhiễm khuẩn và sưng viêm, hay mụn sẽ trở thành mụn trai rất khó nặn. Thậm chí có bạn còn cạy làm cho mụn lan rộng và khó kiểm soát hơn.
Tuy nhiên, không phải cứ để mụn ở đó mà không làm gì. Vậy có nên nặn mụn hay không? Đây là câu hỏi được hỏi rất nhiều và cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều. Câu trả lời là nên và cũng không nên. Bởi vì nặn mụn đúng cách sẽ cải thiện tình trạng da mụn còn nếu nặn mụn không đúng cách sẽ làm tình trạng mụn tồi tệ hơn. Hãy để Meolamdep.net mách bạn bí quyết nặn và chăm sóc da sau nặn mụn nhé!
– Nên nặn mụn: Mụn sẽ không tự mất đi mà phải lấy ra và phải lấy hết thì nốt mụn đó mới không tái lại. Chúng ta chỉ được nặn mụn khi nốt mụn đã già, không còn sưng đỏ. Và phải nặn mụn trong một môi trường vô khuẩn .
– Không nên nặn mụn: Khi không có chuyên môn, nhiều người cứ thấy mụn trồi lên trên mặt da là nặn mà không cần quan tâm đến nó có chín hay chưa. Thậm chí, nhiều người còn lấy tay sờ, cạy làm nốt mụn không hết chân và trở nên sưng tấy nặng hơn.
Dưới đây là một số điều cần phải tuân thủ khi nặn mụn để việc nặn mụn có hiệu quả để tránh những hậu quả không mong muốn như: Sẹo vĩnh viễn, mụn trứng cá nghiêm trọng hơn, mụn trứng cá trở nên đau hơn, nhiễm trùng (mụn viêm,mụn mủ).
– Nặn đúng lúc: Nặn mụn khi mụn vừa chín tới (mụn đã gom cồi).
– Nặn đúng thời điểm: Nên nặn vào buổi tối trước khi đi ngủ, để da có thời gian phục hồi trong lúc chúng ta ngủ.
– Làm sạch: Trước khi nặn mụn cần làm sạch da. Đầu tiên là tẩy trang, rửa sữa rửa mặt, sau đó tẩy da chết nhẹ nhàng (nên dùng những sản phẩm phù hợp với da). Như vậy mới có thể đảm bảo lớp bụi bẩn sâu dưới lỗ chân lông được lấy ra hoàn toàn. Vì khi nặn mụn xong nốt mụn là một vết thương hở nên cần tránh bụi bẩn, vi khuẩn làm nốt mụn nhiễm trùng và nặng hơn.
– Làm giãn nở lỗ chân lông: Bạn có thể xông mặt từ 5-10 phút bằng tinh dầu trước khi nặn mụn hoặc dùng một chiếc khăn ấm đắp nên vùng da bị mụn khoảng 2 phút để giãn nở lỗ chân lông và mềm da làm cho quá trình nặn mụn bớt đau và dễ lấy ra hơn.
– Khử trùng các dụng cụ nặn mụn: Cần rửa tay xà phòng trước khi nặn mụn. Cây nặn mụn nên hơ lửa rồi lau lại bằng bông tẩm cồn. Tẩm cồn vào hai đầu của tăm bông.
– Nặn mụn: Trước tiên, pha loãng cồn với nước muối sinh lí rồi lấy bông tẩy trang thấm và lau mặt nhẹ nhàng. Nên nặn các nốt mụn không viêm trước, mụn viêm sẽ nặn sau cuối cùng để cây nặn mụn không bị dính máu của mụn viêm lây sang mụn khác. Lấy cây nặn mụn chọc cho nốt mụn hở để nhân mụn ở sâu bên trong có thể thoát ra một cách dễ dàng rồi dùng đầu còn lại tạo một khoảng trống nhỏ ngay vị trí mụn bạn cần lấy nhân. Hoặc có thể dùng hai đầu tăm bông áp tạo áp lực nên vùng da xung quanh nốt mụn. Nên nặn mụn theo chiều lông mọc như vậy sẽ dễ ra hơn.
– Vệ sinh da sau khi nặn mụn: Sau khi nặn mụn dùng bông tẩy trang tẩm ước muối sinh lí lau nhẹ lên da, các nốt mụn viêm bị chảy máu sau khi nặn thì nên dán miếng dán mụn lên để đảm bảo nốt mụn không bị lây sang vùng da khác. Lau nước muối 3-4 tiếng/1 lần lặp lại trong 12-24 giờ. Sau đó, chúng ta có thể đắp mặt, cấp ẩm và sử dụng các sản phẩm phục hồi phù hợp với da của bạn.
– Tần suất nặn mụn: Nếu bị mụn nặng thì bạn có thể nặn 1-2 tuần/1 lần sau đó giảm dần tần suất xuống 1-2 tháng/ 1lần tuỳ theo tình trạng da.
Nếu như bạn thấy quá khó khăn và rắc rối thì nên ra bác sĩ gia liễu hoặc spa để đảm bảo rằng mụn sẽ được xử lí một cách vệ sinh và an toàn nhằm làm cho tình trạng mụn trở nên được cải thiện hơn. Để duy trì một làn da đẹp thì bạn cũng nên ăn uống lành mạnh, ít dầu mỡ.