Các cách khắc phục biến chứng thường gặp sau nâng mũi

Tác giả: phương england
star review

Nâng mũi hay thường được gọi là sửa mũi. Đây là một phương pháp phẫu thuật  dùng để chỉnh hình những chiếc mũi gặp vấn đề như gãy, hếch, thấp… Trước đây y học chưa phát triển việc nâng mũi rất khó khăn, ngay cả tìm được một phòng khám có dịch vụ nâng mui cũng khó. Nhưng hiện nay nâng mũi đã trở lên rất phổ biến chúng ta có thể thấy những dịch vụ quảng cáo về nâng mũi ở tất cả các trang mạng xã hội hiện nay như: Facebook, tiktok, zalo, instagram, google… hay khi ra đường cũng sẽ bắt gặp các phòng khám có dịch vụ này. Vậy tại sao lại có tần suất dày đặc như vậy? Vì nâng mũi hiện nay giá thành có cao, có thấp ai có nhu cầu cũng nâng được, mà nhu cầu cái đẹp lại này càng tăng cao vậy nên dịch vụ nâng mũi đang rất phát triển. Tuy nhiên trong số đó không phải phòng khám nào cũng uy tín mà cần phải tìm hiểu thật kĩ không chỉ là trình độ bác sĩ mà còn cả những người sửa mũi trước đó. Bởi nâng mũi là một cuộc phẫu thuật chỉnh hình nên nếu chất lượng vật chất kém cũng như trình độ bác sĩ thấp thì sẽ rất nguy hiểm. Việc chọn được nơi uy tín và chất lượng đã quan trọng rồi, việc chăm sóc mũi sau khi nâng còn quan trọng hơn vì đây là thời điểm mũi dễ nhiễm trùng và biến chứng nhất. Hãy cùng Meolamdep.net tìm hiểu các biến chứng thường gặp và đưa ra giải pháp nhé!
1. Tụ máu ở mắt
Đây là một biến chứng nhẹ và phổ biến nhất, do máu lưu thông ở phần mũi đang bị thay đổi nên mắt sẽ bị tình trạng tụ máu. Điều này không cần lo lắng, chỉ cần bạn nghỉ ngơi, điều dưỡng cơ thể khoảng 5 – 7 ngày máu tụ sẽ tự tiêu.
2. Lộ sống mũi, lộ đầu mũi
Tình trạng này là do các bác sĩ thực hiện nâng mũi trong quá trình phẫu thuật đã tác động quá lực làm mũi bị lệch, đầu mũi méo hoặc do xử lí phần sụn đưa vào mũi quá ngắn hoặc quá dài cũng sẽ gây ra tình trạng này. Cách xử lí tình trạng này là đến cơ sở nâng mũi báo về vấn đề này để các bác sĩ lấy sụn ra sau đó vệ sinh mũi, cấy khoang và để mũi bình phục trong ít nhất 6 tháng đi khám lại nếu đạt tiêu chuẩn mới có thể thực hiện nâng mũi lại.
3. Đầu mũi bị bóng đỏ
Đây là hiện tượng mũi bị sưng, tấy và đỏ do sụn quá cứng đâm vào lớp mô mỏng. Cách xử lí là thay sụn với chất lượng mềm hơn, có thể là sụn sinh học, sụn tự thân hoặc ghép mô nếu tình trạng mô và da của bệnh nhân quá yếu và mỏng.
4. Sống mũi lệch
Tình trạng này rất ít khi xảy ra thường là do người thực hiện phẫu thuật do kỹ nâng không tốt chưa làm nhiều dáng mũi khác nhau nên đặt bị lệch. Cần thực hiện đặt lại sống mũi.
5. Nhiễm trùng mũi
Đây là tình trạng nặng nhất, tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi:
– Các bác sĩ thực hiện: Kỹ thuật nâng không tốt, các dụng cụ và thiết bị chưa được vô trùng hoàn toàn, trang phục của bác sĩ không đảm bảo… hoặc do sai sót gây tổn thương mô mũi gây ra nhiễm trùng sau nâng và nghiêm trọng hơn là hoại tử.
– Do bệnh nhân nân mũi: Không thực hiện đúng theo dặn dò của bác sĩ, không vệ sinh và uống thuốc theo đơn cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.
– Do các yếu tố khác: Có thể do cơ địa của bạn kích ứng với chất liệu của sụn, sau khi nâng bị cảm, sốt cũng sẽ làm vi khuẩn xâm nhập vào vùng mũi tổn thương, ngoài ra có do ăn uống bị dị ứng hay va đập vào mũi.
=> Với tình trạng này thì tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của mũi và cơ địa, sức khỏe lúc đó mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau.
6. Các biểu hiện bất thường về mũi
– Mũi đau nhức
– Xung quanh mũi thâm tím, sưng
– Mũi nặng
– Đầu mũi to sau nâng
– Chảy dịch nhiều
– Chảy máu cam
– Khó thở
7. Lưu ý
– Khi nâng mũi cần chọn cơ sở uy tín
– Tìm hiểu về trình độ bác sĩ phẫu thuật cho mình
– Tham khảo những ca phẫu thuật trước đó xem tỷ lệ thành công thế nào? Có như ý không
– Tìm hiểu dáng mũi có hợp với mình không
– Sau khi nâng cần thực hiện đúng dặn dò của bác sĩ về vấn đề vệ sinh, ăn uống…
– Nếu có bất kì hiện tượng nào bất thường cần hỏi bác sĩ ngay tránh trường hợp quá nặng không cứu vãn được
8. Cách chăm sóc mũi sau nâng
Nếu bạn vô tình quên lời bác sĩ hay theo dõi cách chăm sóc mũi sau nâng của Meolamdep.net để đảm bảo mũi sau nâng đẹp nhất có thể và không có biến chứng nhé!
– Tuyết đối không tác động vật lí lên mũi, không gãi và tránh xa các vật cứng phòng trường hợp va đập ngoài ý muốn làm mũi bị lệch cấu trúc, tổn thương thậm chí chảy máu trong
– Sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn đều đặn, không cách nhật, không dùng thuốc ngoài đơn
– Vệ sinh mũi và thay băng cách 24 giờ sau phẫu thuật bằng dụng cụ và dung dịch bác sĩ chỉ định.
– Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh (nếu có thể nên ở trong nhà từ 2 – 3 này để vết thương kín lại tránh vi khuẩn xâm nhập)
– Nếu mũi xưng nhẹ có thể dùng khăn bọc đá vào chườm nhẹ
– Súc miệng thường xuyên
– Đến phòng khám tháo nẹp mũi theo lịch cử bác sĩ không nên để quá ngày hay tự tháo
– Tránh ánh nắng mặt trời nhất có thể
– Không makeup kể cả bôi kem dưỡng da hay kem chống nắng khi vết thương chưa lành hẳn
– Tránh các thực phẩm: Rau muống, các loại hải sản, đồ nếp, trứng, thịt bò, đồ cay nóng, thịt gà, đồ có mùi tanh

Đăng ký để được tư vấn miễn phí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIỚI THIỆU VỀ CHÚNG TÔI

Website Meolamdep.net là một trong những trang web chia sẻ kiến thức làm đẹp uy tín từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe sắc đẹp

Facebook