Mụn mọc ở các bộ phận trên cơ thể báo hiệu điều gì?

Tác giả: phương england
star review

Đến hẹn lại lên, tiếp nối phần mụn mọc trên mặt báo hiệu điều gì? Thì Meolamdep.net kì này lên cho các bạn đọc phần 2 đó là mụn trên cơ thể báo hiệu điều gì? Mụn không chỉ mọc ở trên mặt, nó mọc ở bất kì nơi nào, khắp các nơi khác trên cơ thể. Thường mụn ở trên mặt là phổ biến và gây mất thẩm mỹ còn mụn ở trên cơ thể thì không ai thấy và thường không tiện để đưa ra bàn luận. Vậy nên nhiều dẫn đến mụn nặng, hoặc mụn đó là dấu hiệu của bệnh mà ta không biết dẫn đến bệnh tình cũng nặng hơn. Để có một sức khỏe tốt cũng như một làn da đẹp hãy cùng Meolamdep.net tìm hiểu về mụn trên cơ thể và chúng báo hiệu điều gì nhé!
1. Mụn mọc ở tai
Mụn ở tai rất ít xuất hiện, khá hiếm thấy. Thường xuất hiện ở vành tai do lượng bã nhờn, bụi bẩn ngoài môi trường tích tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn mụn sinh sôi và phát triển. Thường vùng tai là vùng không được che chắn khi ra ngoài nên tần xuất tiếp xúc với bị là rất nhiều. Tuy nhiên đây không phải là vùng da nhạy cảm nên việc bị mụn khá hiếm. Nguyên nhân chính gây ra mụn ở tai là thận đang bị hạn chế, do uống ít nước nên ảnh hưởng đến việc bài tiết và thải độc của thận từ đó độc tố tích tụ lại và lên mụn ở tai.
Để xử lí mụn ở vùng này nên: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga. Nên thường xuyên vệ sinh tai và các vật tai thường xuyên tiếp xúc như tai nghe, dụng cụ ngoáy tai…
2. Mụn mọc ở cổ
Cổ là nơi có vùng da khá nhạy cảm, tuy nhiên thường sẽ không bị mọc mụn ở cổ mà vùng da cổ thường hay bị lão hóa, nhăn nheo. Nhưng không phải là không có, mụn mọc ở cổ thường là mụn bọc, mụn viêm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự rồi loạn về Hormone, do căng thẳng kéo dài hoặc lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều. Cũng có khả năng do tác nhân bên ngoài như tóc dính vào cổ, mặc đồ có cổ, đeo khăn…
Để chấm dứt tình trạng này cần: Điều chỉnh lại tậm trạng, sinh hoạt điều độ, hạn chế ăn đường, đồ ngọt. Cùng với việc hạn chế thả tóc, nên buộc tóc hoặc búi tóc ngọn lên, mặc áo không cổ hoặc cổ rộng tránh việc mồ hôi tiết ra cổ áo tạo vi khuẩn sinh sôi ở phần cổ.
3. Mụn mọc ở quai hàm
Vùng quai hàm dưới thường được dùng để thử mỹ phẩm trước khi sử dụng toàn mặt hay thử màu kem nền. Tuy nhiên vùng này cũng rất nhạy cảm thường hay mọc mụn sưng viêm, nặng hơn là nổi thành từng ổ mụn dày gây rất mất thẩm mỹ. Ngoài việc do không hợp sản phẩm mỹ phẩm ra còn do rối loạn hormone, hệ bạch huyết đang bị yếu dẫn đến quá trình thải độc không được tối ưu hoặc có thể là do cơ thể yếu, suy giảm miễn dịch cũng gây ra mụn ở phần quai hàm. Trường hợp các bạn nữ đến kì kinh nguyệt hoặc mất cân bằng nội tiết tố do căng thẳng mất ngủ cũng là tác nhân gây ra mụn. Ngoài ra nếu đeo khẩu trang trong thời gian dài, vùng da quai hàm luôn phải tiếp xúc với khẩu trang và dầu nhờn dẫn đến tình trạng này.
Biện pháp trị mụn: Ăn uống lành mạnh, sạch sẽ, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ lề đường. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung nước. Thường xuyên tập thể dục thể thao, hạn chế đeo khẩu trang khi ở trong phòng và nơi làm việc, đặc biệt chú trọng bước làm sạch da. Đê cân bằng lại hormone cũng như chất lượng giấc ngủ nên bổ sung thêm các chất: Maca, vitamin B tổng hợp, vitamin B6, vitamin B12 và Acid Folic (tác động trực tiếp đến sự khỏe mạnh của các tế bào trong cơ thể bao gồm cả tế bào vú và cổ tử cung) GreenTea – Trà xanh (chống oxy hóa, chống viêm, chống lại tổn thương cơ thể)
Bên cạnh đó Selenium, Magnesium và calcium, Omega 3 và Fish Oil cũng rất tốt trong việc cân bằng hormone của cả nam và nữ nha.
4. Mụn mọc ở vai
Vai cũng là vùng ít lên mụn, thông thường những nốt mụn ở vai thường là mụn viêm, nguyên nhân gây nên mụn là do căng thẳng, suy nghĩ trong thời gian dài gây ức chế cơ thể dẫn đến xuất hiện mụn ở vai. Mặt khác có thể do thói quen sinh hoạt hằng ngày như đeo balo, túi xách cũng gây mụn vì dây đeo của chúng rất ít được vệ sinh gây vi khuẩn sinh sôi. Điều này hay xảy ra ở các bạn nữa hay mặc áo trễ vai.
Cách khắc phục tình trạng này là: Điều chỉnh cảm xúc, bình tĩnh lại, suy nghĩ thoáng ra, tích cực đi chơi, tạo niềm vui để giảm căng thẳng. Thường xuyên vệ sinh balo, túi xách. Hạn chế mặc áo trễ vai.
5. Mụn mọc ở ngực
Mụn mọc ở phần ngực khá phổ biến, nhưng lại ít được chia sẻ vì khá nhạy cảm, dẫn đến tình trạng mụn càng tệ hơn. Mụn ngực mọc là do thay đổi nội tiết, chế độ ăn quá nhiều đường và dầu mỡ gây khó tiêu làm cho dầu tiết da ở vùng ngực gây bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn. Hoặc có thể do yếu tố bên ngoài như dị ứng mỹ phẩm, làm sạch da chưa kĩ, mặc áo quá bó, chất vải quá bí không thấm mồ hôi cũng là nguyên nhân dẫn đến mụn ngực. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ làm cho phái đẹp rất tự ti mà không biết cải thiện bằng cách nào.
Để khắc phục cần: Chọn chất liệu vải áo thấm hút mồ hôi, thoáng mát từ vải cotton, hạn chế mặc áo quá bó. Nên thay giặt quần áo ngay sau khi ra ngoài đường về, sau khi tập thể dục thể thao. Điều chỉnh thực đơn ăn uống, hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt, đường. Tích cực ăn rau xanh, uống nước. Có thể uống nước ép rau củ, sinh tố… thay cho nước lọc để bớt nhàm chán. Ăn đồ luộc thay cho đồ chiên, xào. Ăn uống nên cố định khung giờ để hệ tiêu hóa có thể hoạt động tối đa, không nên thay đổi thất thường sẽ bị rối loạn hệ tiêu hóa.
6. Mụn mọc ở cánh tay
Nếu mụn xuất hiện trong lòng bàn tay thì có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, vẩy nến, chốc. Còn ở cánh tay có thể do viêm nang lông, lông mọc ngược. Các loại mụn khác thường mọc ở người trưởng thành hoặc thanh niên, tuy nhiên mụn ở tay có thể xuất hiện cả ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh hay bò, tay rất hay tiếp xúc với mặt đất, đây là điều kiện thuận lợi để mụn xảy ra, hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc tiêm phòng hoặc do một số bệnh lý nếu trên. Ngoài ra mụn ở vùng này còn do một số yếu tố như dị ứng đồ ăn, dị ứng nguồn nước lạ, những sản phẩm dùng trên da không phù hợp hoặc do yếu tố bên trong, có thể do gan gặp vấn đề, không thể thực hiện quá trình thải độc làm do chất độc tích tụ gây nên mụn. Nếu thấy các nốt mụn có bọng nước hoặc số lượng mụn nhiều, lan nhanh, đau, khó chịu nên đến thăm khám bác sĩ, không nên sử dụng các biện pháp dân gian làm kéo dài thời gian bệnh lý trầm trọng và khó điều trị hơn. Tệ hơn là sẽ để lại sẹo.
Các bác sĩ gia liễu khuyên: Nếu trẻ đi tiêm nên ở lại từ 30-60 phút để theo dõi phản ứng thuốc. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tẩy da chết thường xuyên, dưỡng ẩm da bằng dầu dừa. Có thể bổ sung thêm thuốc mát gan, trà râu ngô, nước dừa… Hay thường xuyên bổ sung vào các bữa ăn rau má, mướp đắng, bí đao… Để hồi phục chức năng gan
7. Mụn mọc ở lưng
Thường mụn ở lưng nguyên nhân là do rối loạn hormone, kích ứng mỹ phẩm, nóng trong, vệ sinh da không sạch gây bít tắc lỗ chân lông. Hoặc do thói quen sinh hoạt như mặc đồ bó sát, chất vải nóng, không thấm mồ hôi, bí bách gây ra mụn lưng. Hoặc do chăn gối ít được vệ sinh, thói quen sinh hoạt không khoa học, ăn không đúng giờ, ngủ không đủ giấc, ăn đồ chiên rán dầu mỡ.
Cách cải thiện mụn lưng: Thường xuyên tẩy tế bào chết, vệ sinh da kĩ càng với xà phòng, có thể kết hợp cùng dụng cụ chà lưng. Chọn quần áo có chất cotton để thấm hút mồ hôi và thoáng mát, đồ nên rộng rãi thoải mái. Ăn uống đúng giờ, ăn nhiều rau củ, hạn chế hút uống và sử dụng các chất kích thích để phục hồi gan và thúc đẩy quá trình thải độc cho gan. Đặc biệt chú ý nên tắm sau khi tập thể dục thể thao 15-30 phút để vi khuẩn không kịp sinh sôi gây mụn.
8. Mụn mọc ở bụng
Bụng là nơi ít mọc mụn hay có thể nói là hiếm, gần như không bao giờ có mụn. Nguyên nhân dẫn đến mụn ở vùng này là do da dày có vấn đề, lượng đường trong máu quá nhiều. Ngoài ra còn có thói quen sinh hoạt như quần áo quá bó.
Cách khắc phục cũng như các loại mụn lựng và ngực đó là cần thay đổi chất liệu, kiểu dáng quần áo cũng như thói quen ăn uống và vệ sinh cá nhân
9. Mụn mọc ở đùi
Đùi cũng giống như tay rất ít xảy ra mụn ở vùng này. Nguyên nhân chủ yếu là do kích ứng với các hóa chất như bột giặt, mỹ phẩm, sữa tắm… Hoặc do tẩy lông, nhổ lông gây ra lông mọc ngược, viêm nang lông.
Cách cải thiện là hạ chế tẩy lông, nếu có điều kiện nên đi triệt lông, Sử dụng các sản phẩm hữu cơ, có từ thiên nhiên. Hạn chế mặc quần bó, cứng.
10. Mụn mọc ở mông
Mông là một vùng nhạy cảm rất khó để đưa ra chia sẻ và bàn luôn, nhưng mụn ở mông lại gây rất bất tiện cho việc ngồi. Mà thường thì ngồi là hoạt động chính của hầu hết mọi người: Ngồi học, ngồi làm, ngồi ăn… Vậy nên chúng ta cần ngăn chăn và giải quyết chúng nhanh chóng. Nguyên nhân gây nên mụn mông là do đâu: Do da bị khô, ăn uống không lành mạnh, nhiều đồ cay nóng, nước lạnh hay do mặc đồ quá chật.
Vậy nên để khắc phục mụn ở vùng này khá đơn giản, chỉ cần mặc đồ rộng rãi, vừa với cơ thể, chọn chất liệu vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi, dưỡng ẩm cho da và đặc biệt là điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, gia vị vừa đủ. Nên tích cực uống nước lọc, tuy nhiên nên sử dụng nước ở nhiệt độ phòng không nên sử dụng nước lạnh.

 

Đăng ký để được tư vấn miễn phí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIỚI THIỆU VỀ CHÚNG TÔI

Website Meolamdep.net là một trong những trang web chia sẻ kiến thức làm đẹp uy tín từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe sắc đẹp

Facebook